Nguyên lý phát triển của hệ thống bán hàng đa cấp

Đó chính là do chi phí quảng cáo cộng với việc tăng giá ở các khâu trung gian đã đẩy giá lên.
Đối với công việc phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp, thời điểm ban đầu rất chậm vì bạn phải tuyển chọn từng người một cho đến khi có được người thật sự thích thú với công việc giống như bạn. Khi bạn tìm được 2 người tích cực thì từ 2 người này sẽ phát triển thành 4 người, và 4 người thành 8 người. Công việc thật chậm chạp và chán nản. Thế nhưng khi bạn đã có 500 người trong mạng lưới thì từ 500 thành 1000 và từ 1000 thành 2000 rất là nhanh.

Nguyên lý thứ nhất gọi là nguyên lý chia sẻ (truyền khẩu)
Vào một ngày đẹp trời nào đó, vô tình bạn ghé vào một cửa tiệm bán quần áo, tiệm được trang trí gọn gàng, nhân viên bán hàng xinh đẹp và đặc biệt rất niềm nở chu đáo. Sau khi giúp bạn thử quần áo đến 50 lần mà vẫn tươi cười vui vẻ. Cuối cùng bạn cũng lựa chọn được bộ quần áo vừa ý, chất liệu vải rất tốt, màu sắc rất đẹp, thế nhưng thật ngạc nhiên vì giá cả cũng rất rẻ. Bạn cảm thấy rất hài lòng với bộ quần áo mới mua đó. Rồi khi về nhà bạn nói chuyện lại cho bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình, và như vậy là bạn đã vô tình quảng cáo cho cửa hàng đó.

Đến một ngày nào đó, bạn bè, đồng nghiệp và người thân của bạn cũng có nhu cầu và họ tìm đến cửa hàng này. Kết quả là họ cũng rất hài lòng và rồi lại giới thiệu đến những người khác.

Đó chính là tâm lý chung của mỗi con người chúng ta. Khi chúng ta dùng một sản phẩm hay một dịch vụ nào tốt mà chúng ta cảm thấy hài lòng, chúng ta thường có thói quen kể lại, chia sẻ lại, truyền miệng lại cho những người bạn, đồng nghiệp và gia đình chúng ta. Đó được gọi là nguyên lý chia sẻ.


Nguyên lý thứ hai gọi là nguyên lý phát triển theo cấp số nhân (Bội tăng)
Tăng theo cấp số nhân là như thế nào, có một câu chuyện kể như thế này. Ngày xưa ở nước Ấn Độ có một ông vua rất thích chơi cờ. Một hôm có một người nông dân phát minh ra một cách chơi cờ mới mà ngày nay được gọi là cờ vua, ông ta liền mang đến dâng cho Quốc Vương. Quốc Vương rất hài lòng và nói rằng: “Nhà ngươi muốn ta ban thưởng gì”. Người nông dân đáp rằng: “Thần không ước muốn gì cao xa, chỉ xin Quốc Vương đặt lên ô bàn cờ thứ nhất 1 hạt gạo, ô thứ hai 2 hạt gạo, ô thứ ba 4 hạt và cứ thế, mỗi ô sau số hạt gạo được đặt gấp đôi ô trước. Khi đặt đầy 64 ô cờ là hạ thần mãn nguyện vô cùng”. Vừa nghe xong Quốc Vương liền cười lên và gật đầu đồng ý. Thế nhưng rồi khi đem ra thực thi thì Quốc Vương nọ đã phải vét kho đến hạt gạo cuối cùng rồi mà vẫn không trả đủ cho người nông dân ấy.

Qua câu chuyện trên chúng ta thấy được uy lực mạnh mẽ của cấp số nhân. Nó đã tập trung được sức mạnh của nhiều người trong khoảng thời gian ngắn nhất để tạo nên một hiệu quả nhanh nhất.

Đối với công việc phát triển mạng lưới cũng vậy, thời điểm ban đầu rất chậm vì bạn phải tuyển chọn từng người một cho đến khi có được người thật sự thích thú với công việc giống như bạn. Khi bạn tìm được 2 người tích cực thì từ 2 người này sẽ phát triển thành 4 người, và 4 người thành 8 người. Công việc thật chậm chạp và chán nản. Thế nhưng khi bạn đã có 500 người trong mạng lưới thì từ 500 thành 1000 và từ 1000 thành 2000 rất là nhanh.
Một vài so sánh:
ĐỐI VỚI HÀNG HÓA LƯU THÔNG QUA HỆ THỐNG KDTT

Quảng Cáo + Các Khâu Trung Gian Chiếm 70% – 80% Giá Thành Sản Phẩm

ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Quảng Cáo + Các Khâu Trung Gian Chiếm 70% – 80% Giá Thành Sản Phẩm

ĐỐI VỚI HÀNG HÓA LƯU THÔNG QUA HỆ THỐNG KDTM

Hình thức kinh doanh truyền thống thì bất kỳ sản phẩm nào nó cũng được xuất xưởng từ một nhà máy. Ví dụ đối với những sản phẩm nhập khẩu thì nó sẽ được nhập về bởi một công ty nhập khẩu, từ đó được phân phối đến các đại lý khu vực – Đại lý bán sỉ – rồi đến các cửa hàng bán lẻ. Chúng ta là người tiêu dùng đơn thuần, chúng ta sẽ mua hàng trực tiếp tại các cửa hàng bán lẻ.

Để kiếm được lợi nhuận thì các nhà kinh doanh thường tăng giá ở các khâu trung gian. Thông thường các khâu này chiếm từ 30% – 40% giá bán ra của một sản phẩm. Bên cạnh đó người tiêu dùng còn phải gánh chịu một khoản chi phí khác nữa, đó là chi phí dành cho quảng cáo, tiếp thị, tuyên truyền và khuyến mãi. Khoản chi phí này cũng rất đáng kể, thường chiếm khoảng 40% giá bán ra của một sản phẩm.

Ví dụ như chi phí quảng cáo trên Tivi vào giờ cao điểm với khoảng thời gian 30 giây là khoảng 21 triệu đồng. Mà theo các nhà tâm lý thì một mẫu quảng cáo muốn tạo được ấn tượng nơi người xem thì thường xuyên phải được quảng cáo từ 4 – 10 lần trong 1 ngày và kéo dài liên tục trong nhiều tháng. Như vậy chi phí cho quảng cáo rất lớn cộng với việc tăng giá ở mỗi khâu trung gian đã đẩy giá thành tăng lên từ 70-80%, trong khi giá thành sản xuất ra một sản phẩm tại nhà máy thường chỉ chiếm từ 20-30% mà thôi, nhưng Người tiêu dùng chúng ta luôn phải mua với 100% giá thành, nên dù muốn hay không cũng vẫn phải gánh chịu khoản chi phí này.

Xin đưa ra một ví dụ cụ thể: 1 chai nước ngọt sản xuất ra tại nhà máy, giá thành sản xuất cỡ chừng 400đ, nhưng tại các tiệm ăn hoặc các tiệm tạp hóa chúng ta vẫn phải trả với giá từ 2000 – 3000đ tuỳ theo mỗi nơi. Tại sao lại có sự chênh lệch như vậy. Đó chính là do chi phí quảng cáo cộng với việc tăng giá ở các khâu trung gian đã đẩy giá lên. Còn hình thức kinh doanh theo mạng là sao?

Thì sản phẩm cũng được xuất xưởng từ một nhà máy, sau đó được phân phối bởi một công ty tiêu thụ. Từ công ty này hàng hóa sẽ được phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng không qua bất cứ một chi phí quảng cáo hay một khâu trung gian nào cả. Chúng ta là người tiêu dùng đơn thuần, ngoài việc có được một sản phẩm tốt để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người thân và gia đình, chúng ta thì chúng ta còn có 1 quyền gọi là quyền kinh doanh. Công việc kinh doanh của chúng ta cũng rất là đơn giản, sau khi dùng sản phẩm, cảm nhận thấy sản phẩm thực sự tốt và chất lượng thì chúng ta chia sẻ lại cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp và hàng xóm của chúng ta. Những người chịu đi chia sẻ như vậy gọi là Nhà Phân Phối Và những người này cũng có mối quan hệ của họ, họ lại tiếp tục chia sẻ cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp và hàng xóm của họ, và vô hình chung một hệ thống mạng lưới tiêu thụ đã được hình thành. Công ty sẽ tiết kiệm từ những khâu quảng cáo và những khâu trung gian này gởi lại cho những người tham gia giới thiệu bằng hình thức phần trăm (%) hoa hồng.

Hiện nay ở nhiều nước, luật về kinh doanh theo mạng (KDTM) đã ra đời nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà phân phối độc lập và ngăn chặn các hình tháp ảo. Các trường đại học lớn đều có khoa KDTM, hàng vạn cuốn sách về KDTM đã ra đời để giúp các nhà phân phối độc lập nắm bắt được phương pháp làm việc. Cũng theo ông Richard Poe trong cuốn “Làn sóng thứ ba-Kỷ nguyên mới trong KDTM” thì dù bạn có tin hoặc có theo hay không, KDTM vẫn là một xu thế kinh doanh tất yếu trong thời gian tới.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *